Vải Canvas là gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng và Lý Do Được Ưa Chuộng
Vải Canvas là chất liệu bền bỉ, có nguồn gốc từ sợi cotton hoặc sợi tổng hợp, nổi bật với độ dày và khả năng chịu lực cao. Nhờ kết cấu chắc chắn và bề mặt thô tự nhiên, vải Canvas được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thời trang, nghệ thuật và nội thất như túi xách, tranh vẽ, rèm cửa, ghế sofa… Với tính thẩm mỹ và độ bền vượt trội, Canvas ngày càng được ưa chuộng trong cuộc sống hiện đại. Hãy cùng Đồng Phục Đại Phúc khám phá những đặc điểm nổi bật và ứng dụng phổ biến của vải Canvas ngay sau đây!
Vải Canvas là gì?
Canvas còn được biết đến với tên gọi vải bố, là loại vải được dệt từ sợi gai dầu. Ngoài thành phần chính là sợi gai dầu, vải canvas hiện đại ngày nay còn sử dụng thêm nhiều loại sợi khác như Cotton, và sợi tổng hợp để gia tăng ưu điểm cho sản phẩm.
Vải canvas thường được ứng dụng rộng rãi trong ngành thời trang để may quần áo, balo, và túi xách. Thêm vào đó, chất liệu này còn thường được sử dụng trong trang trí nội thất như rèm và vải bạt.
Những ưu điểm nổi bật của canvas
Canvas được đánh giá cao bởi nhiều đặc tính vượt trội, một số ưu điểm của canvas bao gồm:
- Dễ dàng kết hợp với các chất liệu khác: Đây là một điểm nổi bật của canvas, nó có thể hấp thụ những đặc tính hóa học từ các sợi khác để cải thiện tính chất tự nhiên.
- An toàn cho sức khỏe: Canvas có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất lành tính và an toàn cho làn da, giảm thiểu dị ứng.
- Khả năng chống cháy và kháng nấm mốc.
- Vải nhẹ, dễ làm sạch khi bị bẩn.
- Độ bền ấn tượng: Đây là đặc trưng nổi bật nhất, làm cho chất liệu này nổi tiếng, với độ bền vượt trội so với nhiều loại vải khác.
- Khả năng chống thấm nước: Tự nhiên, sợi vải bố đã có khả năng chống nước. Trong quá trình sản xuất, tính chống nước còn được cải thiện thêm. Vải này có thể dùng để làm lều, bạt, và buồm thuyền,…
- Duy trì màu sắc tốt: Dù sử dụng liên tục trong môi trường khắc nghiệt, màu sắc nhuộm trên canvas vẫn bền vững.
Những hạn chế của canvas
Dù có nhiều ưu điểm vượt trội, canvas cũng không tránh khỏi một số nhược điểm:
- Không chịu nổi tải trọng nặng, dễ bị xé hoặc thủng khi gặp vật sắc nhọn và cứng.
- Tuổi thọ của sản phẩm canvas tự nhiên thường không dài.
- Vải dày nên giặt và phơi thường lâu khô hơn so với chất liệu như Cotton, Lụa hay Polyester.
Nguồn gốc canvas
Canvas là một chất liệu đã xuất hiện từ rất xa xưa và được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Nhưng nguồn gốc của nó từ đâu? Và quy trình dệt ra sao?
Canvas có nguồn gốc như thế nào?
Tên gọi canvas xuất phát từ tiếng Ả Rập “Cannabis”, là tên của một loại gai dầu. Trong tiếng La-tinh, loại này cũng được gọi là Canvas và cái tên này dần hình thành. Bắt đầu từ năm 3000 trước công nguyên, người Trung Quốc đã biết sử dụng gai dầu để tạo ra vải và dây thừng. Năm 1500 trước công nguyên, người Ấn Độ pha thêm sợi bông để phát triển thành vải canvas hoàn thiện như ngày nay.
Vải này đã được du nhập vào châu Âu vào thế kỷ thứ VII, khi Saracens và Moors mang bông từ Bắc Phi đến châu Âu và dùng chất liệu này để làm cánh buồm. Đến đầu thế kỷ XX, chất liệu canvas đã được đưa vào sản xuất đại trà tại Mỹ.
Phương pháp dệt Canvas
Canvas được tạo ra thông qua việc dệt các sợi một cách chặt chẽ bằng phương pháp dệt trơn, hay còn gọi là phương pháp dệt ngang, đây là một kỹ thuật dệt cơ bản. Quá trình dệt đảm bảo các sợi dọc của vải được giữ cố định trên khung, trong khi các sợi ngang được xen kẽ vào theo nguyên tắc khéo léo. Các sợi này thường có kích thước lớn, trọng lượng cao hơn so với sợi vải thông dụng. Hơn nữa, trọng lượng của sợi vải bố cùng kỹ thuật dệt trơn cũng tạo sự khác biệt lớn cho vải canvas so với các loại cotton khác.
Tìm hiểu thêm Vải Satin là gì?
Các loại chất liệu canvas phổ biến
Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại canvas và từng loại đều có thành phần và công dụng riêng biệt. Hãy cùng khám phá và phân loại các loại vải canvas dưới đây.
Phân loại chất liệu canvas theo tên gọi
Phân loại vải canvas theo tên gọi là cách đơn giản, dễ tiếp cận và được ưa chuộng hiện nay:
- Canvas Hemp: chất vải được làm từ cây gai dầu, chủ yếu dùng để dệt vải bạt. Loại vải này có những ưu điểm nổi trội hơn cotton như độ bền cao, chống nước và nấm mốc hiệu quả. Đồng thời, nó có độ co giãn tốt và có thể chịu nhiệt độ cao.
- Canvas tổng hợp: làm từ các sợi tổng hợp như polyester và nylon, chủ yếu dùng để sản xuất vải bạt.
- Cotton Canvas: một trong những loại vải canvas phổ biến nhất hiện nay trong ngành may mặc, kết hợp từ sợi gai dầu và sợi cotton. Sự hòa quyện này tạo ra chất vải nhẹ, mềm mại, lý tưởng để sản xuất các loại áo sơ mi cao cấp, quần và túi thời trang.
Phân loại vải canvas theo định lượng
Dựa trên cấu trúc và tính chất (dựa vào nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo), vải canvas thường được phân loại về số lượng thành phần chính từ sợi cotton và polyester:
- Định lượng vải canvas 12oz (gồm 65% cotton, 35% polyester)
- Định lượng vải canvas 18oz (từ 100% cotton)
- Định lượng vải canvas 14oz (từ 100% polyester)
- Định lượng vải canvas 4oz, 6oz, 12oz (từ 100% cotton)
Những ứng dụng phổ biến nhất của chất liệu canvas
Rất dễ dàng để bắt gặp sự hiện diện của chất liệu canvas trong cuộc sống hàng ngày. Những đặc tính ưu việt khiến nó luôn được yêu thích bởi người tiêu dùng và các nhà sản xuất. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến nhất của chất vải canvas:
Thiết kế trang phục như quần áo, váy đầm thời trang
Với công nghệ dệt may tiên tiến, ngày nay canvas – một chất liệu thô và cứng – đã có mặt trong các trang phục như quần, áo, váy đầm. Sự sáng tạo của các nhà thiết kế đã khéo léo khắc phục những hạn chế của chất liệu này, biến nó thành các sản phẩm thời trang tinh tế và đẳng cấp.
Dùng vải canvas trong các sản phẩm giày dép
Đây là một ứng dụng phổ biến nhất của vải canvas. Với ưu điểm nổi bật như độ bền cao, khả năng chống nước, chất liệu này được ưu ái sử dụng trong sản xuất giày dép. Các mẫu giày dép thời trang từ canvas thể hiện một phong cách đơn giản nhưng không kém phần quý phái và hiện đại.
Sử dụng để may balo, túi xách
Khi nói đến ứng dụng của vải canvas, không thể bỏ qua việc dùng nó để maycác loại balo, túi xách. Đặc biệt trong xu hướng thời trang hiện đại dành cho giới trẻ, chất liệu này trở thành lựa chọn yêu thích trong thiết kế túi tote và balo,… để tạo ra những bộ trang phục trẻ trung, hiện đại nhất.
Vải canvas ứng dụng vào đồ gia dụng
Rèm cửa, khăn trải bàn, vỏ gối, đồ handmade,… là những mặt hàng gia dụng phổ biến nhất được làm từ vải canvas. Độ bền và khả năng chống nước, chống nắng của vải này rất hữu ích trong việc bảo vệ căn nhà của bạn. Nếu lo ngại về tính thô cứng và màu sắc đơn điệu của vải canvas, thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì với sự đa dạng và cải tiến của vải canvas hiện tại, các nhược điểm không mong muốn đã được khắc phục một cách hiệu quả.
Cách nhận biết và Phương pháp làm sạch chất liệu Canvas
Cách nhận biết chất liệu Canvas
Vải canvas có những đặc điểm dễ nhận biết mà bạn có thể nắm bắt được bằng cách chạm hoặc quan sát. Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn phân biệt loại vải này:
- Để xác định rõ hơn, hãy sờ thử bề mặt vải bằng tay, bạn sẽ cảm nhận được sự thô ráp, không mềm mại như các loại vải thông thường.
- Với vải canvas làm từ sợi tổng hợp như PE và Nylon, khi đốt lên sẽ ngửi thấy mùi nhựa, và sau khi cháy sẽ để lại cục mà không có tro.
- Vải canvas được dệt từ sợi cây gai dầu chưa qua sơ chế, thường có bề mặt thô và cứng, dễ dàng nhận biết bằng mắt.
Phương pháp làm sạch vải canvas
Bề mặt vải Canvas sau một thời gian sử dụng có thể bị bám bụi hoặc bẩn. Để giữ cho vải luôn bền đẹp như mới, các mẹo làm sạch vải Canvas sau đây rất cần thiết. Tham khảo và thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Sử dụng miếng bọt biển và nước sạch để loại bỏ vết bẩn trên bề mặt vải. Chỉ nên lau nhẹ nhàng và tránh chạm vào những vùng không bẩn.
- Bước 2: Ngâm vải trong nước lạnh, sau đó thêm một ít nước giặt để làm sạch. Bước này rất quan trọng để bảo vệ vải không bị mục nát. Hạn chế ngâm quá 5 phút với nước giặt đã được pha loãng theo hướng dẫn.
- Bước 3: Rửa lại với nước cho đến khi không còn nước giặt trên vải.
- Bước 4: Phơi vải cho khô tự nhiên mà không cần vắt, tránh sử dụng bàn là hoặc máy sấy vì sẽ làm hỏng sợi vải canvas nhanh chóng.
Lưu ý: Trường hợp các vết bẩn cứng đầu không thể làm sạch bằng nước giặt thông thường, bạn có thể sử dụng thuốc tẩy. Tuy nhiên, hãy chọn loại không chứa Clo để tránh làm hư hỏng sợi vải của sản phẩm.
Vải Canvas không chỉ được đánh giá cao nhờ độ bền chắc mà còn bởi tính ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, từ thời trang, nội thất đến nghệ thuật. Với khả năng chống nước, dễ vệ sinh và thân thiện với môi trường, đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích sự bền vững và phong cách tối giản. Nếu bạn đang tìm kiếm một chất liệu vừa đẹp vừa tiện dụng, vải Canvas chắc chắn là sự lựa chọn không thể bỏ qua!